QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI HỌC BỔNG CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TÀI TRỢ
(HỌC BỔNG DOANH NGHIỆP TÀI TRỢ)
Hằng năm, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngoài trường (như Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quỹ học bổng Pepsi…..) thường dành những suất học bổng cho các đối tượng là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động tập thể lớp, Đoàn, Hội…
Đây là nguồn học bổng hỗ trợ để giúp cho SV yên tâm, có thêm kinh phí để đảm bảo việc học tập và sinh hoạt.
Trích Quy chế Công tác sinh viên trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh ban hành theo Quyết định số 620/QĐ-ĐHSPKTV ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Điều 24. Trợ cấp xã hội (TCXH)
Đối tượng và các căn cứ, thủ tục hồ sơ như sau:
TT
|
SV thuộc đối tượng CSXH
|
Căn cứ để xét trợ cấp
|
Hồ sơ SV phải có
|
Mức trợ cấp
|
1
|
Người dân tộc thiểu số sống ở KV1-VC, vùng KTĐBKK
|
- Giấy khai sinh bản gốc, nếu mất thì dùng giấy kết hôn của cha mẹ.
- Sống ít nhất 3 năm trở lên trước ngày nhập trường ở KV1-VC, vùng KTĐBKK
|
- Giấy xác nhận của xã và Uỷ Ban Dân tộc miền núi ( cấp huyện) là dân tộc ít người sống ở vùng cao từ 3 năm trở lên
- Đơn xin hưởng trợ cấp XH và xin miễn HP có xác nhận của phòng Nội vụ TBXH và UBND Xã , gửi Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt.
|
Mức trợ cấp theo quy định hiện hành của nhà nước
|
2
|
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa
|
Giấy xác nhận: mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, có người đỡ đầu nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn do xã xác nhận và Phòng LĐTBXH cấp huyện đề nghị.
|
- Giấy xác nhận là Mồ côi cả cha lẫn mẹ, có xác nhận của xã, Huyện
- Đơn xin hưởng Trợ cấp xã hội và xin miễn- giảm học phí (gửi Hiệu trưởng) có xác nhận đề nghị của Xã, Phòng Nội vụ- LDTBXH cấp Huyện
- Bản sao Giấy khai sinh
|
Mức trợ cấp theo quy định hiện hành của nhà nước
|
3
|
Bị tàn tật, gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động suy giảm từ 41% trở lên
|
Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định Y khoa (cấp tỉnh) là bị tàn tật, suy giảm khả nang lao động từ 41% trở lên
|
- Biên bản giám định sức khoẻ của hội đồng giám định Y-Khoa
- Đơn xin hưởng trợ cấp Xã hội và xin miễn giảm học phí gửi Hiệu trưởng , có xác nhận đề nghị của UBND xã và phòng Nội vụ-LĐTBXH
- Bản sao giấy khai sinh
|
Mức trợ cấp theo quy định hiện hành của nhà nước
|
4
|
Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập
|
- Gia đình thuộc diện hộ nghèo.
- Có điểm TBC học tập và rèn luyện của học kỳ đạt loại Khá trở lên (tính điểm lần 1).
- Có xác nhận của Khoa về nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện
|
- Giấy chứng nhận là SV thuộc hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Đơn xin hưởng trợ cấp Xã hội có xác nhận đề nghị của UBND xã.
- Giấy xác nhận của cấp Khoa.
- Bản sao giấy khai sinh
|
Mức trợ cấp theo quy định hiện hành của nhà nước
|
- TCXH mỗi năm cấp 2 kỳ, mỗi kỳ 6 tháng.
- Nếu sinh viên nộp hồ sơ chậm (sau khi nhà trường xét) thì được hưởng từ học kỳ kế tiếp (không được xét truy thu của kỳ trước).
- Hồ sơ TCXH học kỳ 1 nộp trước ngày 30 tháng 10, học kỳ 2 nộp trước ngày 10 tháng 3 hàng năm tại phòng Công tác SV.
Điều 25. Vay vốn học tập
1. Đối tượng được vay vốn:
a) SV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động;
b) SV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: (1) Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật, (2) Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật;
c) SV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh...
2. Phương thức cho vay:
Việc cho vay đối với SV được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội; SV thực hiện việc vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa phương; Trường hợp SV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
SV có nhu cầu vay vốn học tập làm giấy xin xác nhận (theo mẫu), kèm theo giấy chứng nhận đối tượng được vay vốn (bản phô tô công chứng) và nộp cho khoa (qua trợ lý CT SV) để đề nghị Nhà trường ký xác nhận. SV nhận lại giấy qua trợ lý CT SV tại văn phòng khoa.
3. Thời gian xác nhận giấy vay vốn: Học kỳ 1 kết thúc vào ngày 30 tháng 10 hàng năm. Học kỳ 2 kết thúc vào ngày 30 tháng 3 hàng năm.
Điều 26: Chế độ miễn, giảm học phí
(Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện NĐ 86).
Việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho sinh viên của trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Vinh từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 được thực hiện theo Nghị định số 86/NĐ-CP, thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH và các quy định khác của Nhà nước có liên quan.
I. Nguyên tắc miễn, giảm học phí
1. Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều ngành trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí tại một trường, một ngành duy nhất.
2. Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với SV thuộc diện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và cùng trình độ đào tạo.
3. SV nộp hồ sơ miễn, giảm đầy đủ từ học kỳ nào thì Nhà trường sẽ xét miễn, giảm học phí từ học kỳ nộp hồ sơ cho đến hết khóa học, Nhà trường không giải quyết truy hưởng miễn, giảm học phí các học kỳ trước.
4. SV diện miễn, giảm học phí có quyết định nghỉ học tạm thời, quyết định đình chỉ học tập có thời hạn, khi xin trở lại học phải làm đơn xin tiếp tục hưởng chế độ miễn, giảm (đơn theo mẫu chung và ghi rõ diện nghỉ học tạm thời, đình chỉ học tập...).
II. Đối tượng không phải nộp học phí.
Sinh viên sư phạm, sinh viên hệ cử tuyển đào tạo theo đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc các địa phương (các đối tượng này do các địa phương ký hợp đồng đào tạo với Nhà trường thanh toán tiền học phí hoặc Nhà nước cấp bù kinh phí cho Nhà trường).
III. Các đối tượng được miễn, giảm học phí và hồ sơ thủ tục.
SV thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí phải nộp đầy đủ hồ sơ và đúng thời gian theo quy định. Các giấy tờ, hồ sơ chứng minh đối tượng ưu tiên là bản photo có công chứng (thời điểm công chứng không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
- 1. Hồ sơ chung cho tất cả các đối tượng
- Đơn theo mẫu của trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh.
- Bản sao Giấy khai sinh.
- 2. Hồ sơ theo các đối tượng ưu tiên
2.1 Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 06 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16 tháng 07 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lênh ưu đãi người có công với cách mạng
- Giấy xác nhận là con của các đối tượng ưu tiên theo quy định do Phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện, quận, thành phố ký xác nhận;
- Thẻ hoặc sổ của cha (mẹ) theo từng đối tượng ưu tiên(có công chứng).
2.2 HSSV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
- Nộp giấy xác nhận của Bệnh viện Quận, huyện, thị xã xác nhận HSSV bị tàn tật, khuyết tất
- Giấy xác nhận của UBND xã, phường công nhận gia đình sinh viên tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế (hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo từng năm).
2.3. Học sinh từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 nghị định số 136/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
Cụ thể sinh viên từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Nộp giấy xác nhận là con của các đối tượng ưu tiên theo quy định do Phòng LĐTB và XH cấp huyện ký xác nhận
- Sổ hộ khẩu (có công chúng);
- Giấy tờ xác nhận khác kèm theo như: giấy chứng tử của bố, mẹ...
2.4 SV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng chính phủ.
-Sổ hộ khẩu(có công chứng);
-Giấy chứng nhận là người dân tộc thiểu số;
-Giấy chứng nhận gia đình HSSV thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo do UBND cấp xã, phường ký xác nhận;
2.5 SV là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (16 dân tộc thiểu số rất ít người theo khoản 5 điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CPgồm:La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Lô Lô, Chứt, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu).
- Sổ hộ khẩu (có công chứng);
- Giấy chứng nhận là người dân tộc thiểu số rất ít người;
- Giấy chứng nhận sinh viên sống ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn do UBND cấp huyện xác nhận;
2.6 Giảm 70% học phí cho SV học một số ngành/ nghề nặng nhọc, độc hại: 2 ngành/nghề học được giảm học phí tại trường là hàn và cắt gọt kim loại (theo thông tư số 36/2017/TT-BLĐTB ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng bộ Lao động-Thương binh và xã hội).
- Danh sách sinh viên các lớp đang theo học ngành/ nghề nặng nhọc, độc hại (có xác nhận của khoa- xác nhận theo từng học kì của năm học).
2.7 Giảm 70% học phí cho SV là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Sổ hộ khẩu(có công chứng);
- Giấy chứng nhận dân tộc thiểu số;
- Giấy chứng nhận sinh viên ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn do UBND cấp huyện, quận, thành phố ký xác nhận.
2.8 Giảm 50% học phí cho SV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tan nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động(có công chứng);
- Giấy chứng nhận tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp(có công chứng);
- Giấy xác nhận là con cán bộ công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp thường xuyên do phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện, quận, thành phố ký xác nhận.
IV. Quy trình và thời gian nộp hồ sơ xét miễn, giảm học phí
1. Thời gian nộp hồ sơ
- Học kì 1 hằng năm SV nộp hồ sơ miễn, giảm học phí đến hết ngày 10/12, học kì 2 đến hết ngày 30/3, riêng đối với SV khóa mới nhập học, việc hướng dẫn về thủ tục hồ sơ và nhận hồ sơ chế độ miễn, giảm học phí được thực hiện ngay trong ngày nhập học và bổ sung hồ sơ đầy đủ trong quá trình học.
- Đối với đối tượng SV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế (mục 2.2) và SV là người dân tộc thiểu số (mục 2.4) phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo hằng năm (nếu có) để Nhà trường có cơ sở xét miễn, giảm học phí theo năm học cụ thể.
2. Quy trình nộp hồ sơ
- SV làm đơn đề nghị miễn, giảm học phí (theo mẫu), kèm theo đơn là bản sao có công chứng các giấy tờ ưu tiên theo đối tượng nộp tại phòng Công tác SV.
- Chuyên viên phụ trách chế độ sẽ tiếp nhận, kiểm tra tính xác thực của hồ sơ và lập danh sách từng đối tượng theo đợn vị lớp, khóa, trình lãnh đạo phòng và Ban giám hiệu phê duyệt.
Điều 27. Trợ cấp khó khăn đột xuất
1. Đối tượng áp dụng
Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, bị bệnh hiểm nghèo, có khả năng phải bỏ học vì lý do không đủ tài chính để nộp học phí và đảm bảo cuộc sống tối thiểu
Sinh viên được miễn, giảm học phí hoặc đã được nhận học bổng tài trợ của nhà tài trợ trong cùng một học kỳ không được nhận trợ cấp khó khăn đột xuất.
2. Mức hỗ trợ khó khăn đột xuất
Căn cứ hồ sơ xin trợ cấp khó khăn đột xuất của sinh viên, Hội đồng nhà trường sẽ quyết định mức hỗ trợ phù hợp.