BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH KẾ TOÁN

(Ban hành kèm theo Quyết định số …. /QĐ-ĐHSPKTV  ngày ….  tháng ……. năm 2020
của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh)

1. Tên ngành đào tạo:

           - Tiếng Việt: KẾ TOÁN

           - Tiếng Anh: ACCOUNTING

2. Trình độ đào tạo: Đại học

            Căn cứ vào năng lực đội ngũ, năng lực quản lý điều hành, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh cam kết sau khi kết thúc chương trình đạo tạo ngành Kế toán trình độ đại học người học sẽ đạt được:

3. Về kiến thức:                         

           - Kiến thức chung:  

  + Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức khoa học xã hội – nhân văn; giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – An ninh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có hiểu biết chung về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của Việt Nam và thế giới.

          + Có kiến thức cơ bản về toán học ứng dụng trong quản lý kinh tế làm nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.

+ Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành Kế toán

  + Có chứng chỉ Tin học Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản (Thông tư 03/2014/TT-BTTTT Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin). Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản: sử dụng máy tính, xử lý văn bản Word, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng trình chiếu PowerPoint, sử dụng Internet. Có khả năng sử dụng một số phần mềm phổ biến trong lĩnh vực kế toán.

  + Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương ứng với B1- Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam). Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình. Có kỹ năng về ngoại ngữ để hiểu được các nội dung cơ bản của một bài báo cáo  kế toán, diễn đạt, xử lý một số tình huống hoặc viết báo cáo chuyên môn với nội dung đơn giản.

-         Kiến thức chuyên ngành:

            + Có kiến thức chuyên môn về kế toán tài chính, các chế độ kế toán trong hệ thống kế toán;

+ Có hiểu biết về tổ chức thực hành các phần hành kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc mọi thành phần kinh tế;

            + Có kiến thức về hệ thống ngân sách nhà nước, chính sách tài chính quốc gia, cơ chế tài chính của bộ máy nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập và các chính sách thuế, thực hành thuế…

           + Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại các đơn vị kế toán.

           + Đánh giá được tình hình hoạt động tài chính của đơn vị.     

4. Về kỹ năng:

           - Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;

           - Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;

           - Tổ chức được công tác tài chính, kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp;

           - Lập được báo cáo kế toán tài chính, kế hoạch tài chính doanh nghiệp, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo thuế của đơn vị kế toán;

           - Phân tích được tình hình kinh tế, tài chính đơn vị;

           - Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của đơn vị;

            - Tham mưu được cho lãnh đạo đơn vị những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của đơn vị đúng pháp luật.

           - Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm đạt hiệu quả.

           - Ứng dụng kiến thức về cơ sở dữ liệu vào nghiệp vụ kế toán.

- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.

- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương ứng với B1- Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam)

            - Có chứng chỉ Tin học Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản (Thông tư 03/2014/TT-BTTTT Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin)

5. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

           - Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

           - Tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành.

            - Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm, cầu tiến, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong công tác được giao; có tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận và chính xác.

           - Có thái độ tự hoàn thiện bản thân mình, tự học, tự nâng cao;

           - Có khả năng cập nhật kiến thức mới, sáng tạo trong công việc;

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:      

           - Có thể đảm nhiệm với cương vị: nhân viên kế toán, kiểm toán viên, nhân viên kinh doanh, nhân viên tín dụng Ngân hàng, ... trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các tổ chức chính trị, xã hội...

          - Đủ năng lực đảm nhận công việc quản lý tài chính trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

           - Có khả năng giảng dạy ở các trường Cao đẳng, trung cấp ngành kế toán.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

           - Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo sau đại học như: thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh của tất cả các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước;

-Tham dự các khóa đào tạo, hội thảo chuyên đề để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn;

-Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn về kế toán và các lĩnh vực có liên quan.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

         - Bộ chương trình khung giáo dục Đại học khối ngành Kế toán trình độ Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          - Chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính kế toán Hà Nội, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

                                                                                                                                        HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                                                 (Đã ký)

 

 

                                                                                                                                     TS. Phạm Hữu Truyền